Truy cập

Hôm nay:
165
Hôm qua:
63
Tuần này:
2056
Tháng này:
7382
Tất cả:
302022

Ý kiến thăm dò

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 09/12/2023 21:04:50

Ngày 02/08/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

Chuyển đổi số trong XDNTM để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần đưa Chương trình XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp tục phát triển, hoàn thiện kết quả các chương trình, dự án về công nghệ thông tin, chuyển đổi số do Bộ Nông nghiệp - PTNT và các cơ quan liên quan đã và đang triển khai, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Bài 1:Hình thành NTM thông minh

Đưa chuyển đổi số vào nông nghiệp nói chung và XDNTM nói riêng là giải pháp của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT trong thực hiện Định hướng xây dựng nông thôn hiện đại nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong XDNTM là giải pháp tối ưu, xu hướng tất yếu để phát huy hiệu quả tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hiện nay.

Đây có thể xem là “bước đi đột phá”, mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng sử dụng như người sản xuất, người tiêu dùng, cơ quan kiểm dịch, cơ quan quản lý... Ngành Nông nghiệp, các địa phương thu hút, lan tỏa ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuấMục tiêu

Theo Văn phòng điều phối NTM Trung ương, thôn/làng thông minh là một cộng đồng xóm, thôn ở các xã vùng nông thôn sử dụng các giải pháp trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số, tận dụng các thế mạnh và cơ hội để địa phương phát triển bền vững. Muốn xây dựng xã NTM thông minh thì trước hết phải xây dựng các thôn/làng NTM thông minh.

Chuyển đổi số trong XDNTM góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Đối với người dân: Chuyển đổi số giúp bình đẳng hơn về cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đào tạo, tri thức. Người dân được chính quyền thấu hiểu và phục vụ tốt hơn nhờ vào dữ liệu và công nghệ số, tham gia các hoạt động học tập, kinh doanh, giải trí, tư vấn, chăm sóc sức khỏe... mà không phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách địa lý.

Đối với doanh nghiệp: Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số là giảm chi phí vận hành, tiếp cận và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, phản ứng nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận. Chuyển đổi số dẫn đến sự xuất hiện những mô hình kinh doanh mới, những thị trường mới mà trong đó sự linh hoạt và sáng tạo mới là yếu tố quyết định thành công.

Đối với chính quyền: Chuyển đổi số giúp hoạt động hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn. Chính quyền hoạt động trên môi trường số để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.

Đối với xã hội: Chuyển đổi số tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua hệ thống giáo dục thông minh, y tế thông minh.

Từ mô hình làng thông minh ở châu Âu

Từ năm 2016, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động chính sách thí điểm xây dựng “làng thông minh (Smart Village)” giai đoạn 2016 - 2020 tại một số quốc gia với tên gọi: “Châu Âu hành động vì làng thông minh”, dựa trên công nghệ kết nối với các giá trị bản địa nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị châu Âu, giúp người dân nông thôn có công ăn việc làm và cuộc sống ấm no.

Theo Nghị viện châu Âu, làng thông minh là cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các giải pháp sáng tạo dựa trên các thế mạnh và cơ hội của địa phương để phát triển và thực hiện chiến lược nhằm cải thiện kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số.t, XDNTM.

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Đăng lúc: 09/12/2023 21:04:50 (GMT+7)

Ngày 02/08/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

Chuyển đổi số trong XDNTM để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần đưa Chương trình XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp tục phát triển, hoàn thiện kết quả các chương trình, dự án về công nghệ thông tin, chuyển đổi số do Bộ Nông nghiệp - PTNT và các cơ quan liên quan đã và đang triển khai, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Bài 1:Hình thành NTM thông minh

Đưa chuyển đổi số vào nông nghiệp nói chung và XDNTM nói riêng là giải pháp của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT trong thực hiện Định hướng xây dựng nông thôn hiện đại nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong XDNTM là giải pháp tối ưu, xu hướng tất yếu để phát huy hiệu quả tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hiện nay.

Đây có thể xem là “bước đi đột phá”, mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng sử dụng như người sản xuất, người tiêu dùng, cơ quan kiểm dịch, cơ quan quản lý... Ngành Nông nghiệp, các địa phương thu hút, lan tỏa ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuấMục tiêu

Theo Văn phòng điều phối NTM Trung ương, thôn/làng thông minh là một cộng đồng xóm, thôn ở các xã vùng nông thôn sử dụng các giải pháp trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số, tận dụng các thế mạnh và cơ hội để địa phương phát triển bền vững. Muốn xây dựng xã NTM thông minh thì trước hết phải xây dựng các thôn/làng NTM thông minh.

Chuyển đổi số trong XDNTM góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Đối với người dân: Chuyển đổi số giúp bình đẳng hơn về cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đào tạo, tri thức. Người dân được chính quyền thấu hiểu và phục vụ tốt hơn nhờ vào dữ liệu và công nghệ số, tham gia các hoạt động học tập, kinh doanh, giải trí, tư vấn, chăm sóc sức khỏe... mà không phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách địa lý.

Đối với doanh nghiệp: Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số là giảm chi phí vận hành, tiếp cận và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, phản ứng nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận. Chuyển đổi số dẫn đến sự xuất hiện những mô hình kinh doanh mới, những thị trường mới mà trong đó sự linh hoạt và sáng tạo mới là yếu tố quyết định thành công.

Đối với chính quyền: Chuyển đổi số giúp hoạt động hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn. Chính quyền hoạt động trên môi trường số để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.

Đối với xã hội: Chuyển đổi số tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua hệ thống giáo dục thông minh, y tế thông minh.

Từ mô hình làng thông minh ở châu Âu

Từ năm 2016, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động chính sách thí điểm xây dựng “làng thông minh (Smart Village)” giai đoạn 2016 - 2020 tại một số quốc gia với tên gọi: “Châu Âu hành động vì làng thông minh”, dựa trên công nghệ kết nối với các giá trị bản địa nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị châu Âu, giúp người dân nông thôn có công ăn việc làm và cuộc sống ấm no.

Theo Nghị viện châu Âu, làng thông minh là cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các giải pháp sáng tạo dựa trên các thế mạnh và cơ hội của địa phương để phát triển và thực hiện chiến lược nhằm cải thiện kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số.t, XDNTM.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa