Tuyên truyền chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số(CĐS) hiện nay được thực hiện toàn diện các mặt trong đời sống trong đó có nông nghiệp. Vậy, trong ngành nông nghiệp, CĐS được thực hiện như thế nào và có tầm quan trọng ra sao?
1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính khác nhau ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành. Từ đó thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang một cách hiện đại, thông minh và có hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Ví dụ:Công nghệ Akisai trong mô hình trồng rau. Công nghệ này cho phép kết nối và điều khiển các yếu tố trong trang trại từ xa. Đồng thời quản lý môi trường bên trong nhà kính bằng máy tính để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà chua và xà lách phát triển.
Nhờ vậy, nông dân không cần tự mình thực hiện các biện pháp tưới tiêu hay vun xới đất đai một cách thủ công như trước đây. Các điều kiện được đảm bảo nghiêm ngặt và cho năng suất lớn.
2. Có cần thiết chuyển đổi số trong nông nghiệp?
Chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế này bởi nếu đi chệch xu hướng phát triển tất yếu này thì đồng nghĩa đang thụt lùi. Chính vì thế, cần phải khẳng định rằng CĐS trong nông nghiệp là xu thế tất yếu!
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai các phần của kế hoạch chuyển đổi số.
3. Thực trạng của CĐS trong nông nghiệp
Trong đó có thể kể đến công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, hình thành những mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa ở mức thông minh, xây dựng được một số cơ sở dữ liệu lớn cho lĩnh vực lâm nghiệp, internet kết nối vạn vật đã đi vào thực tiễn sản xuất. Ngành nông nghiệp đã xây dựng được một số phần mềm chuyên dùng như: Quản lý lập địa, Tự động hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quản lý rừng bền vững. Tỉnh cũng hình thành được những vùng nguyên liệu có quy mô lớn, với năng suất, sản lượng nông sản gia tăng. Nông nghiệp công nghệ cao đang từng bước đi vào hệ thống, theo chiến lược của tỉnh.
Sản phẩm nông nghiệp khá phong phú về chủng loại; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc được áp dụng trên nhiều mặt hàng nông sản; nhiều nông sản đã được cấp giấy chứng nhận Việt Gap, Global Gap và OCOP. Sở hữu trí tuệ được chú trọng, chất lượng nông sản, thương hiệu nông sản được cải thiện; gia tăng được sức cạnh tranh nông sản; thị trường nông sản được mở rộng. Một số loài trái cây được xem như biểu tưởng của ngành nông nghiệp, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường toàn cầu.
4. Chuyển đổi số trong nông nghiệp gồm những bước nào?
CĐS trong nông nghiệp gồm các khía cạnh của từng giai đoạn, liên kết các giai đoạn đó và cả trong cách thức quản trị. Cụ thể:
- Áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình canh tác
- Không còn thủ công 100% như những phương thức truyền thống, CĐS đã mang đến những ứng dụng hiện đại để việc canh tác được thực hiện hiệu quả, tự động:
+ IoT và cảm biến trên cánh đồng
- Tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.
- Cho phép theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa.
Liên tục gửi các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian
+ Học máy và phân tích
Công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai. Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gen tốt nhất, dự báo các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
+ Máy bay không người lái giám sát cây trồng
Thiết bị này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:
- Giám sát cây trồng.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn.
- Xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất và phân tích, mô hình hóa cây trồng.
+ Liên kết chuỗi giá trị
Liên kết chuỗi giá trị gồm:
- Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường
- Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.
Phương thức quản trị
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là cơ hội cũng là thách thức với ngành nông nghiệp và là một bộ phận quan trọng trong quá trình CĐS theo lộ trình của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Chữ ký số cá nhân là gì? Hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân
07/11/2024 09:40:14 -
Bài TT về cài đặt Chữ ký số cá nhân
07/11/2024 09:35:58 -
NÔNG DÂN NÔNG CỐNG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG SẢN XUẤT
04/10/2024 15:30:47 -
HUYỆN NÔNG CỐNG CÓ 13.665 NGƯỜI ĐƯỢC CÀI ĐẶT CHỮ KÝ SỐ
04/10/2024 15:23:24
Tuyên truyền chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số(CĐS) hiện nay được thực hiện toàn diện các mặt trong đời sống trong đó có nông nghiệp. Vậy, trong ngành nông nghiệp, CĐS được thực hiện như thế nào và có tầm quan trọng ra sao?
1. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính khác nhau ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành. Từ đó thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang một cách hiện đại, thông minh và có hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?
Ví dụ:Công nghệ Akisai trong mô hình trồng rau. Công nghệ này cho phép kết nối và điều khiển các yếu tố trong trang trại từ xa. Đồng thời quản lý môi trường bên trong nhà kính bằng máy tính để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà chua và xà lách phát triển.
Nhờ vậy, nông dân không cần tự mình thực hiện các biện pháp tưới tiêu hay vun xới đất đai một cách thủ công như trước đây. Các điều kiện được đảm bảo nghiêm ngặt và cho năng suất lớn.
2. Có cần thiết chuyển đổi số trong nông nghiệp?
Chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế này bởi nếu đi chệch xu hướng phát triển tất yếu này thì đồng nghĩa đang thụt lùi. Chính vì thế, cần phải khẳng định rằng CĐS trong nông nghiệp là xu thế tất yếu!
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai các phần của kế hoạch chuyển đổi số.
3. Thực trạng của CĐS trong nông nghiệp
Trong đó có thể kể đến công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, hình thành những mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa ở mức thông minh, xây dựng được một số cơ sở dữ liệu lớn cho lĩnh vực lâm nghiệp, internet kết nối vạn vật đã đi vào thực tiễn sản xuất. Ngành nông nghiệp đã xây dựng được một số phần mềm chuyên dùng như: Quản lý lập địa, Tự động hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quản lý rừng bền vững. Tỉnh cũng hình thành được những vùng nguyên liệu có quy mô lớn, với năng suất, sản lượng nông sản gia tăng. Nông nghiệp công nghệ cao đang từng bước đi vào hệ thống, theo chiến lược của tỉnh.
Sản phẩm nông nghiệp khá phong phú về chủng loại; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc được áp dụng trên nhiều mặt hàng nông sản; nhiều nông sản đã được cấp giấy chứng nhận Việt Gap, Global Gap và OCOP. Sở hữu trí tuệ được chú trọng, chất lượng nông sản, thương hiệu nông sản được cải thiện; gia tăng được sức cạnh tranh nông sản; thị trường nông sản được mở rộng. Một số loài trái cây được xem như biểu tưởng của ngành nông nghiệp, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường toàn cầu.
4. Chuyển đổi số trong nông nghiệp gồm những bước nào?
CĐS trong nông nghiệp gồm các khía cạnh của từng giai đoạn, liên kết các giai đoạn đó và cả trong cách thức quản trị. Cụ thể:
- Áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình canh tác
- Không còn thủ công 100% như những phương thức truyền thống, CĐS đã mang đến những ứng dụng hiện đại để việc canh tác được thực hiện hiệu quả, tự động:
+ IoT và cảm biến trên cánh đồng
- Tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.
- Cho phép theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa.
Liên tục gửi các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian
+ Học máy và phân tích
Công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai. Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gen tốt nhất, dự báo các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
+ Máy bay không người lái giám sát cây trồng
Thiết bị này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:
- Giám sát cây trồng.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn.
- Xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất và phân tích, mô hình hóa cây trồng.
+ Liên kết chuỗi giá trị
Liên kết chuỗi giá trị gồm:
- Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường
- Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường.
Phương thức quản trị
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là cơ hội cũng là thách thức với ngành nông nghiệp và là một bộ phận quan trọng trong quá trình CĐS theo lộ trình của Chính phủ.