Truy cập

Hôm nay:
161
Hôm qua:
97
Tuần này:
344
Tháng này:
6197
Tất cả:
317643

Ý kiến thăm dò

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ XÃ TRUNG THÀNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Ngày 25/01/2023 20:59:35

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ TRUNG THÀNH


Số: 24 /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Trung Thành, ngày 12 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH
Thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Trung Thành

Giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030


Thực hiệnKế hoạch số 133/KH-UBND ngày 13/7/2022 của Uỷ ban nhân dân huyện Nông Cống ban hành Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. UBND xã Trung Thành xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 cụ thểnhư sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 969/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025 theo Bộ tiêu chí đánh giáchuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, nâng cao nhận thức của các cấp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; của cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết và tính cấp thiết củachuyển đổi số.

- Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạoxã, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động thương mại điện tử, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, hướng tới pháttriển Chính quyền sổ, Kinh tế số, Xã hội số trên địa bàn xã.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo chỉ đạo của tỉnh, huyện để triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

- Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nông Cống.

- Thực hiện chuyển đổi số toàn diện và đồng bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của xã, triển khai các bước thực hiện đúng quy trình đảm bảochất lượng, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến ngườidân, doanh nghiệp về phương thức sản xuất, đời sống sinh hoạt, cách thức laođộng dựa trên công nghệ số.

- Phấn đấu đến năm 2025, xã Trung Thành hoàn thành các chỉ sốvề Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022 – 2025

1.1. Phát triển Chính quyền số

- Xã Trung Thành trong nhóm các xã dẫn đầu về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện.

- Các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mứcđộ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của xã và trên các phương tiệntruy cập (bao gồm cả thiết bị di động)

- Trên 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng với giải quyết thủ tục hànhchính của các cơ quan nhà nước.

- 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất.

1.2. Phát triển Kinh tế số

- Kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của xã.

- Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm 9,8% trở lên.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số đạt 100%.

1.3. Phát triển Xã hội số

- Phổ cập điện thoại di động thông minh, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến các đơn vị thôn; 80% đến hộgia đình.

- Phổ cập dịch vụ internet di động 4G, 5G tại các khu vực trung tâm dịchvụ, thương mại trên địa bàn xã.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

2.1. Về Chính quyền số

- 98% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với việc giải quyết thủ tụchành chính của các cơ quan nhà nước.

- Trên 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

2.2. Về Kinh tế số

- Kinh tế số chiếm 30% trở lên trong GRDP của xã.

- Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm trên 9,6%.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số đạt 100%.

2.3. Về Xã hội số

- Xã hoàn thành chuyển đổi số; 100% các thôn hoàn thành chuyển đổi số theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số của tỉnh.

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

3. Mục tiêu chuyển đổi số cấp xã

3.1 Giai đoạn 2022-2025

Thực hiện hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022 theo Quyết định 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số đối với cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

1.1. Nhiệm vụ xây dựng Chính quyền số

- Đào tạo phát triển nhân lực và nhận thức chuyển đổi sổ trong cơ quan nhà nước

- Phát triến cơ sở hạ tầng và nền tảng dữ liệu chung của xã.

- Số hóa hệ thống dịch vụ công.

- Xây dựng nền tảng chung làm cơ sở dữ liệu phục vụ Chính quyền số.

- Khai thác, sử dụng tài liệu công nghệ số vào hoạt động QLNN.

- Số hóa hoạt động và dữ liệu tư pháp.

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước .

- Nâng cấp hệ thống, cơ sở hạ tầng số quản lý tài nguyên môi trường.

- Xây dựng triển khai kế hoạch an toàn, an ninh mạng.

1.2. Nhiệm vụ phát triển Kinh tế số

- Xây dựng, đẩy mạnh môi trường thương mại điện tử trên địa bàn

. - Triển khai phổ cập thanh toán điện tử.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển sử dụng công cụ tài chính số.

- Khuyến khích đổi mới mô hình kinh doanh trong nền kinh tế.

1.3. Nhiệm vụ phát triển Xã hội số

- Thông tin, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về Chuyển đổi số.

- Đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho người dân.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

- Xây dựng môi trường số an toàn và tin cậy cho cộng đồng.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

1. 4. Một số lĩnh vực ưu tiên trong Chuyển đổi số

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

2. Giải pháp

2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chuyển đổi số

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ Chuyển đổi số; bám sát danh mục các nhiệmvụ, dự án theo Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022; Kếhoạch 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; phân công, phối hợp thống nhất rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lãnh đạo UBND xã chịutrách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch trong phạm viquản lý; xác định Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, xác định rõ nội dung công việc, biện pháp thực hiện,phân công rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; tăng cường đôn đốc, kiểm tra; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thứccho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là công việc riêng của hệ thống chính quyền, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác thông tintuyên truyền bằng nhiều hình thức, đặc biệt trên môi trường mạng về chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chương trình Chuyển đổi số để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận tự giác tham gia Chuyển đổi số.

2.3. Ưu tiên nguồn lực tài chính và nhân lực cho chuyển đổi số

Ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính, huy động và bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chỉ đạo, nghiên cứu và tham mưu thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên mônnghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ Chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị.

2.4. Phát triển hạ tầng số

- Các doanh nghiệp Viễn thông có kế hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; chuyến đổi mạng Internet sang ứng dụng địachỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) trên toàn xã. Ưu tiên phát triển tạicác cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, khu dân cư...

- Phát triển hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT); triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông trên địa bàn xã.

2.5. Phát triển nền tảng số

Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chungrộng khắp trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, dạy và học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng sốvà có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triểncác hệ thống này.

2.6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn thông tin, điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng và xác định, phát hiện các thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng để kịp thời xử lý, gỡ bỏ.

- Thực hiện triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng theo cấp độ, nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn xã phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công và bảo vệ mộtcách chủ động.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp nhiệm vụ chi hiện hành và các nguồn hợp pháp khác.

2. Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách theoquy định của pháp luật để triến khai thực hiện kế hoạch.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã.

Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối việc triển khai thực hiện chương trình, cáchoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã

2. Công chức Văn hóa - Xã hội.

- Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân về chương trình Chuyểnđổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tại các buổi sinh hoạt cộng đồng.

- Tổ chức thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã, hoạt động hiệu quảcủa Tổ công nghệ số cộng đồng thức đẩy Chuyển đổi số tại địa phương.

- Thực hiện các nội dung được phân công, xâydựng kế hoạch thực hiện chương trình Chuyển đổi số của địa phương.

- Xây dựng, bố trí nguồn ngân sách để triển khai các ứng dụng CNTT,thực hiện chuyển đổi số phù hợp với chủ trương, định hướng chung của xã.

- Là cơ quan thường trực tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch. Có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nộidung trong kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Tham mưu cho UBND xã tổ chức các lớp tập huấn nâng caonhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức cấp xã, các tuyêntruyền viên là bí thư, trưởng thôn, tiểu khu và các doanh nghiệp, hộ sảnxuất kinh doanh trên địa bàn xã.

- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong triển khai, thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu huy động xã hội hóacác nguồn lực đúng quy định của pháp luật để triển khai Kế hoạch.

Xây dựng chuyên mục về Chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử củaxã; tăng cường thời lượng, số lượng tin, bài tuyên truyền về chương trìnhChuyển đổi số phát trên hệ thống truyền thanh từ xã đến thôn, trên trang thông tin điện tử của xã.

3. Công Tài chính - Kế toán.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã bố trí kinh phí thực hiện cácnhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định.

4. Các cơ quan, đơn vị, Danh nghiệp.

- Căn cứ các nội dung được phân công, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, phân công nhiệmvụ, trách nhiệm phải thực hiện đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ.

- Định kỳ hằng quý, 6 tháng, hằng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Kế hoạch về UBND xã (qua công chức Văn hóa xã hội) để tổng hợp báo cáo theo quy định.

- UBND xã hoàn thành Chuyển đổi số năm 2022, trên cơ sở mô hình Chuyểnđổi số cấp xã định kỳ ngày 25 các tháng báo cáo tiến độ triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tuyên truyền và triển khai, thực hiện nhiệm chương trình Chuyển đổi số gửi về ủy ban nhân dân huyện theo yêu cầu.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số xã Trung Thành giaiđoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Yêu cầu các thôn, các cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp và các bộ phận có liên quan nghiêm túc triểnkhai thực hiện.

Nơi nhận:

- Phòng VHTT huyện (b/c);

- TT Đ.ủy - HĐND -UBND (b/c);

- Các cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn;

- Thôn trưởng 7 thôn;

- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH

Lê Danh Diễn

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ XÃ TRUNG THÀNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Đăng lúc: 25/01/2023 20:59:35 (GMT+7)

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ TRUNG THÀNH


Số: 24 /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Trung Thành, ngày 12 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH
Thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Trung Thành

Giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030


Thực hiệnKế hoạch số 133/KH-UBND ngày 13/7/2022 của Uỷ ban nhân dân huyện Nông Cống ban hành Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. UBND xã Trung Thành xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 cụ thểnhư sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 969/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025 theo Bộ tiêu chí đánh giáchuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, nâng cao nhận thức của các cấp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; của cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết và tính cấp thiết củachuyển đổi số.

- Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạoxã, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động thương mại điện tử, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, hướng tới pháttriển Chính quyền sổ, Kinh tế số, Xã hội số trên địa bàn xã.

2. Yêu cầu

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo chỉ đạo của tỉnh, huyện để triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

- Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nông Cống.

- Thực hiện chuyển đổi số toàn diện và đồng bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của xã, triển khai các bước thực hiện đúng quy trình đảm bảochất lượng, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến ngườidân, doanh nghiệp về phương thức sản xuất, đời sống sinh hoạt, cách thức laođộng dựa trên công nghệ số.

- Phấn đấu đến năm 2025, xã Trung Thành hoàn thành các chỉ sốvề Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022 – 2025

1.1. Phát triển Chính quyền số

- Xã Trung Thành trong nhóm các xã dẫn đầu về Chuyển đổi số trên địa bàn huyện.

- Các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mứcđộ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của xã và trên các phương tiệntruy cập (bao gồm cả thiết bị di động)

- Trên 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng với giải quyết thủ tục hànhchính của các cơ quan nhà nước.

- 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất.

1.2. Phát triển Kinh tế số

- Kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của xã.

- Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm 9,8% trở lên.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số đạt 100%.

1.3. Phát triển Xã hội số

- Phổ cập điện thoại di động thông minh, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến các đơn vị thôn; 80% đến hộgia đình.

- Phổ cập dịch vụ internet di động 4G, 5G tại các khu vực trung tâm dịchvụ, thương mại trên địa bàn xã.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

2.1. Về Chính quyền số

- 98% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với việc giải quyết thủ tụchành chính của các cơ quan nhà nước.

- Trên 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

2.2. Về Kinh tế số

- Kinh tế số chiếm 30% trở lên trong GRDP của xã.

- Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm trên 9,6%.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số đạt 100%.

2.3. Về Xã hội số

- Xã hoàn thành chuyển đổi số; 100% các thôn hoàn thành chuyển đổi số theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số của tỉnh.

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

3. Mục tiêu chuyển đổi số cấp xã

3.1 Giai đoạn 2022-2025

Thực hiện hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022 theo Quyết định 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số đối với cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

1.1. Nhiệm vụ xây dựng Chính quyền số

- Đào tạo phát triển nhân lực và nhận thức chuyển đổi sổ trong cơ quan nhà nước

- Phát triến cơ sở hạ tầng và nền tảng dữ liệu chung của xã.

- Số hóa hệ thống dịch vụ công.

- Xây dựng nền tảng chung làm cơ sở dữ liệu phục vụ Chính quyền số.

- Khai thác, sử dụng tài liệu công nghệ số vào hoạt động QLNN.

- Số hóa hoạt động và dữ liệu tư pháp.

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước .

- Nâng cấp hệ thống, cơ sở hạ tầng số quản lý tài nguyên môi trường.

- Xây dựng triển khai kế hoạch an toàn, an ninh mạng.

1.2. Nhiệm vụ phát triển Kinh tế số

- Xây dựng, đẩy mạnh môi trường thương mại điện tử trên địa bàn

. - Triển khai phổ cập thanh toán điện tử.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển sử dụng công cụ tài chính số.

- Khuyến khích đổi mới mô hình kinh doanh trong nền kinh tế.

1.3. Nhiệm vụ phát triển Xã hội số

- Thông tin, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về Chuyển đổi số.

- Đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho người dân.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

- Xây dựng môi trường số an toàn và tin cậy cho cộng đồng.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

1. 4. Một số lĩnh vực ưu tiên trong Chuyển đổi số

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

2. Giải pháp

2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chuyển đổi số

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ Chuyển đổi số; bám sát danh mục các nhiệmvụ, dự án theo Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022; Kếhoạch 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; phân công, phối hợp thống nhất rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lãnh đạo UBND xã chịutrách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch trong phạm viquản lý; xác định Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, xác định rõ nội dung công việc, biện pháp thực hiện,phân công rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; tăng cường đôn đốc, kiểm tra; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thứccho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là công việc riêng của hệ thống chính quyền, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác thông tintuyên truyền bằng nhiều hình thức, đặc biệt trên môi trường mạng về chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chương trình Chuyển đổi số để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận tự giác tham gia Chuyển đổi số.

2.3. Ưu tiên nguồn lực tài chính và nhân lực cho chuyển đổi số

Ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính, huy động và bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực chỉ đạo, nghiên cứu và tham mưu thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên mônnghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ Chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị.

2.4. Phát triển hạ tầng số

- Các doanh nghiệp Viễn thông có kế hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; chuyến đổi mạng Internet sang ứng dụng địachỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) trên toàn xã. Ưu tiên phát triển tạicác cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, khu dân cư...

- Phát triển hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT); triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông trên địa bàn xã.

2.5. Phát triển nền tảng số

Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chungrộng khắp trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, dạy và học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng sốvà có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triểncác hệ thống này.

2.6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn thông tin, điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng và xác định, phát hiện các thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng để kịp thời xử lý, gỡ bỏ.

- Thực hiện triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin mạng theo cấp độ, nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn xã phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công và bảo vệ mộtcách chủ động.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp nhiệm vụ chi hiện hành và các nguồn hợp pháp khác.

2. Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách theoquy định của pháp luật để triến khai thực hiện kế hoạch.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã.

Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối việc triển khai thực hiện chương trình, cáchoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã

2. Công chức Văn hóa - Xã hội.

- Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân về chương trình Chuyểnđổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tại các buổi sinh hoạt cộng đồng.

- Tổ chức thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã, hoạt động hiệu quảcủa Tổ công nghệ số cộng đồng thức đẩy Chuyển đổi số tại địa phương.

- Thực hiện các nội dung được phân công, xâydựng kế hoạch thực hiện chương trình Chuyển đổi số của địa phương.

- Xây dựng, bố trí nguồn ngân sách để triển khai các ứng dụng CNTT,thực hiện chuyển đổi số phù hợp với chủ trương, định hướng chung của xã.

- Là cơ quan thường trực tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch. Có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nộidung trong kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Tham mưu cho UBND xã tổ chức các lớp tập huấn nâng caonhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức cấp xã, các tuyêntruyền viên là bí thư, trưởng thôn, tiểu khu và các doanh nghiệp, hộ sảnxuất kinh doanh trên địa bàn xã.

- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong triển khai, thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu huy động xã hội hóacác nguồn lực đúng quy định của pháp luật để triển khai Kế hoạch.

Xây dựng chuyên mục về Chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử củaxã; tăng cường thời lượng, số lượng tin, bài tuyên truyền về chương trìnhChuyển đổi số phát trên hệ thống truyền thanh từ xã đến thôn, trên trang thông tin điện tử của xã.

3. Công Tài chính - Kế toán.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã bố trí kinh phí thực hiện cácnhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định.

4. Các cơ quan, đơn vị, Danh nghiệp.

- Căn cứ các nội dung được phân công, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, phân công nhiệmvụ, trách nhiệm phải thực hiện đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ.

- Định kỳ hằng quý, 6 tháng, hằng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Kế hoạch về UBND xã (qua công chức Văn hóa xã hội) để tổng hợp báo cáo theo quy định.

- UBND xã hoàn thành Chuyển đổi số năm 2022, trên cơ sở mô hình Chuyểnđổi số cấp xã định kỳ ngày 25 các tháng báo cáo tiến độ triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tuyên truyền và triển khai, thực hiện nhiệm chương trình Chuyển đổi số gửi về ủy ban nhân dân huyện theo yêu cầu.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số xã Trung Thành giaiđoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Yêu cầu các thôn, các cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp và các bộ phận có liên quan nghiêm túc triểnkhai thực hiện.

Nơi nhận:

- Phòng VHTT huyện (b/c);

- TT Đ.ủy - HĐND -UBND (b/c);

- Các cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn;

- Thôn trưởng 7 thôn;

- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH

Lê Danh Diễn

CÔNG KHAI GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa