Truy cập

Hôm nay:
66172
Hôm qua:
40637
Tuần này:
107160
Tháng này:
106809
Tất cả:
441713

Ý kiến thăm dò

Cụ bà Lê Thị Namlàng Côn Sơn xã Trung Thành đang đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Mưng

Ngày 14/02/2025 14:12:13

Cụ bà Lê Thị Nam, sinh năm 1930, làng Côn Sơn xã Trung Thành đang đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Mưng

Trò diễn Hát chèo thờ trong Lễ hội Đền Mưng, làng Côn Sơn xã Trung Thành là một trò diễn rất đỗ đáo. Trong đó, có nhiều người đang được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, và cụ bà Lê Thị Nam là một trong 03 cá nhân xuất sắc như thế.

Khi đội hát – đội nữ quan tập hợp, dù là Chèo cạn hay là chèo nước, thì đều dùng trống để gõ báo hiệu bắt đầu, hoặc kết thúc câu hát. Trống là nhạc cụ duy nhất giữ nhịp toàn bộ trò hát vì vậy nó có vai trò hết sức quan trọng. Toàn bộ quá trình diễn ra trò diễn Hát Chèo thờ thì người gõ trống chính là người chỉ huy cao nhất gần như quyết định sự thành công của trò diễn. Dù đến nay, theo dòng chảy thời gian, nhiều thế hệ con cháu trong làng đã phát triển trò hát Chèo thờ, đã bổ sung thêm một só nhạc cụ truyền thống vào trò diễn Hát chèo thờ, như: Nhị, Sáo, đàn Nguyệt… nhưng trống gõ vẫn là nhạc cụ chính làm nên cái hay, cái đẹp và sự độc đáo riêng khi diễn xướng Hát chèo thờ.

Cụ bà Lê Thị Nam, sinh năm 1930, làng Côn Sơn là một trong số những người nắm giữ kiến thức và kỹ năng gõ trống giữ nhịp cho trò diễn Hát chèo thờ trong Lễ hội Đền Mưng

Trong thời kỳ chiến tranh, việc tổ chức Lễ hội bị dán đoạn, không gian sinh hoạt văn hóa Lễ hội gần như rất hạn chế. Nhưng những năm làng tổ chức Lễ và trò diễn Hát Chèo thờ hầu thánh được thực hiện thì bà đều theo mẹ và các cụ cao niên trong làng đi xem và cầm trống, gõ trống theo nhịp hát. Lúc bấy giờ, các cụ Bà Nguyễn Thị Lái (1924 - 2005), Lê Thị Trản (1918 - 1923), cụ bà Lê Thị Tỵ (1924 - 2018), Lê Thị Lợi (1915 - 2000) là những người đầu tiên dạy kỹ năng đánh trống giữ nhịp trò Hát Chèo thờ Đền Mưng cho cụ bà Lê Thị Nam

Khi Đền Mưng chưa khôi phục, bà và một số chị em tự thành lập đội nữ quan, tập hợp tại sân đình làng để luyện tập cho tiết mục Hát chèo cạn hầu thánh. Bà là người vừa đánh trống giữ nhịp vừa uốn nắm từng câu hát cho đội.

Từ năm 1994, khi Đền Mưng được phục dựng và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, các hoạt động trong Lễ hội cũng được phục dựng và Lễ hội được tổ chức đều đặn hàng năm, bà đều tham gia đội nữ quan và giữ vai trò đội trưởng.

Kể từ năm 1994 đến nay, trong 30 năm thực hành Di sản, đều đặn hàng năm bà đều dẫn dắt các đội nữ quan tập luyện và tham gia vào tất cả các đợt biểu diễn trò Hát chèo trong các dịp tết, Lễ hội và những dịp có hội thi, hội diễn ở các sân khâu lớn nhỏ trong huyện, trong tỉnh và cùng với tập thể nhân dân làng đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Bà đã truyền dạy được 83 lượt học trò thuộc nhiều lứa tuổi.

Hiện bà đang được UBND huyện Nông Cống hoàn tất hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Mưng.

Hoàng Yến. Đài Truyền thành Nông Cống

Cụ bà Lê Thị Namlàng Côn Sơn xã Trung Thành đang đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Mưng

Đăng lúc: 14/02/2025 14:12:13 (GMT+7)

Cụ bà Lê Thị Nam, sinh năm 1930, làng Côn Sơn xã Trung Thành đang đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Mưng

Trò diễn Hát chèo thờ trong Lễ hội Đền Mưng, làng Côn Sơn xã Trung Thành là một trò diễn rất đỗ đáo. Trong đó, có nhiều người đang được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, và cụ bà Lê Thị Nam là một trong 03 cá nhân xuất sắc như thế.

Khi đội hát – đội nữ quan tập hợp, dù là Chèo cạn hay là chèo nước, thì đều dùng trống để gõ báo hiệu bắt đầu, hoặc kết thúc câu hát. Trống là nhạc cụ duy nhất giữ nhịp toàn bộ trò hát vì vậy nó có vai trò hết sức quan trọng. Toàn bộ quá trình diễn ra trò diễn Hát Chèo thờ thì người gõ trống chính là người chỉ huy cao nhất gần như quyết định sự thành công của trò diễn. Dù đến nay, theo dòng chảy thời gian, nhiều thế hệ con cháu trong làng đã phát triển trò hát Chèo thờ, đã bổ sung thêm một só nhạc cụ truyền thống vào trò diễn Hát chèo thờ, như: Nhị, Sáo, đàn Nguyệt… nhưng trống gõ vẫn là nhạc cụ chính làm nên cái hay, cái đẹp và sự độc đáo riêng khi diễn xướng Hát chèo thờ.

Cụ bà Lê Thị Nam, sinh năm 1930, làng Côn Sơn là một trong số những người nắm giữ kiến thức và kỹ năng gõ trống giữ nhịp cho trò diễn Hát chèo thờ trong Lễ hội Đền Mưng

Trong thời kỳ chiến tranh, việc tổ chức Lễ hội bị dán đoạn, không gian sinh hoạt văn hóa Lễ hội gần như rất hạn chế. Nhưng những năm làng tổ chức Lễ và trò diễn Hát Chèo thờ hầu thánh được thực hiện thì bà đều theo mẹ và các cụ cao niên trong làng đi xem và cầm trống, gõ trống theo nhịp hát. Lúc bấy giờ, các cụ Bà Nguyễn Thị Lái (1924 - 2005), Lê Thị Trản (1918 - 1923), cụ bà Lê Thị Tỵ (1924 - 2018), Lê Thị Lợi (1915 - 2000) là những người đầu tiên dạy kỹ năng đánh trống giữ nhịp trò Hát Chèo thờ Đền Mưng cho cụ bà Lê Thị Nam

Khi Đền Mưng chưa khôi phục, bà và một số chị em tự thành lập đội nữ quan, tập hợp tại sân đình làng để luyện tập cho tiết mục Hát chèo cạn hầu thánh. Bà là người vừa đánh trống giữ nhịp vừa uốn nắm từng câu hát cho đội.

Từ năm 1994, khi Đền Mưng được phục dựng và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, các hoạt động trong Lễ hội cũng được phục dựng và Lễ hội được tổ chức đều đặn hàng năm, bà đều tham gia đội nữ quan và giữ vai trò đội trưởng.

Kể từ năm 1994 đến nay, trong 30 năm thực hành Di sản, đều đặn hàng năm bà đều dẫn dắt các đội nữ quan tập luyện và tham gia vào tất cả các đợt biểu diễn trò Hát chèo trong các dịp tết, Lễ hội và những dịp có hội thi, hội diễn ở các sân khâu lớn nhỏ trong huyện, trong tỉnh và cùng với tập thể nhân dân làng đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Bà đã truyền dạy được 83 lượt học trò thuộc nhiều lứa tuổi.

Hiện bà đang được UBND huyện Nông Cống hoàn tất hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Mưng.

Hoàng Yến. Đài Truyền thành Nông Cống

CÔNG KHAI GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa