Theo sử sách, năm 1400 nhà Trần bị nhà Hồ choán ngôi, loạn lạc, nên haiông là Thành Thình kiếm sát phò ty kiều lục hầu Lê Tướng Công (tự Minh Phổ) và ông Kiệt trung tướng quân Lê Tướng Công, Ngải Tướng Quân tìm nơi lánh nạn sinh sống, khi đến mảnh đất thuộc chân núi ngàn nưa (thuộc làng Yên Quả ngày nay), đất hoang vu, cây cối rậm rạp nên đã đặt chân, chọn nơi làm ăn sinh sống.
Từ khi hai ông đặt chân đến đây làm ăn, sinh sống, khai phá đất hoang, người dân từ nhiều nơi khác nhau kéo về đây sinh sống ngày càng đông đúc và được chia làm hai khu vực gọi là làng Cao Thượng và làng Cao Hạ. Sau khi hai ông qua đời, Nhân dân trong làng với truyền thống uống nước nhớ nguồn, đã xây dựng Đền thờ hai ông và phong hai ông là Nhân Thần Bản Thổ làng Yên Quả.

Năm 2004, được sự quan tâm của xã Trung Thành, đặc biệt là sự chung tay góp sức của Nhân dân, làng Yên Quả đã tiến hành tôn tạo lại Đền. Đến năm 2023, làng kêu gọi Nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công để xây dựng Đền ra một vị trí mới khang trang, rộng rãi.
Hiện làng Yên Quả có 600 hộ, trên 2 nghìn nhân khẩu. Đây là làng quê có truyền thống văn hóa cách mạng. Những năm qua, làng đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất, chú trọng xây dựng đời sống văn hóa. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.
Lễ Hội Đền Bản Thổ, làng Yên Qua gồm phần Lễ và phần Hội thu hút đông đảo Nhân dân trong làng tham gia. Lễ Hội được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm là dịp để Nhân dân trong làng ghi nhớ công lao to lớn của Thành Hoàng Làng, cũng là dịp giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của Dân tộc.
Lê Thủy, Công chức Văn hóa xã Trung Thành