LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓANgày 04/11/2020 09:33:38 Lịch sử là những dòng chảy bất tận của thời gian, đôi khi người ta không biết được sự bắt đầu và kết thúc của vùng đất mà nó chảy qua.Mảnh đất Trung Thành có cư dân đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp từ khi nào, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính thức, tuy nhiên căn cứ vào các truyền thuyết, các câu chuyện kể dân gian, cùng với tìm hiểu phả hệ của các dòng họ, và một số sách từ thời phong kiến thì có thể ước định được rằng việc hình thành đơn vị dân cư mang tính pháp lý, được Nhà nước phong kiến công nhận đã cách đây hàng ngàn năm. Trải qua quá trình lâu dài hình thành và phát triển vùng đất Trung Thành nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Theo gia phả của một số dòng họ ghi lại thì vào năm 1485 sau khi cuộc kháng chiến của Nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, nhất là sau khi dẹp loạn xong Nghi Dân, vua Lê Thánh Tông đã ban vùng đất Nông Cống trong đó có Trung Thành là đất lộc điền cho nhiều công thần khai quốc. Vì thế đất Trung Thành cũng được chăm lo phát triển, thái ấp được mở mang. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành cộng đồng dân cư dần được phát triển mạnh. Đến đầu thế kỷ XIX, cộng đồng dân cư ở Trung Thành đã trở nên đông đúc, người các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An đã về đây làm ăn, buôn bán, khai hoang lập làng làm nên một vùng quê trù phú. Theo sách “Các tổng trấn danh bị lãm”[1] đầu thế kỷ XIX được lưu ở Viện Hán - Nôm thì thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc. Các làng của xã Trung Thành ngày nay thuộc tổng Cổ Định. Đến thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, xã Trung Thành có tên là Tử Nê, thuộc tổng Cổ Định. Theo sách Đồng Khánh địa chí dư, đến cuối thế kỷ XIX, huyện Nông Cống có 10 tổng, 221 xã, thôn, tộc, sở trang giáp, ấp. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, các làng của xã Tử Nê thuộc hai tổng khác nhau: làng Cáo, làng Mưng, làng Múng thuộc tổng Cổ Định, làng Yên Thượng thuộc tổng Cổ Yên. Sau này các làng đều đổi tên mới làng Cáo thành làng Yên Quả, làng Mưng thành làng Côn Sơn, làng Múng thành làng Lương Mộng, làng Yên Thượng thành làng Yên Dân. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 các làng của xã Tử Nê (Trung Thành ngày nay) cùng một số làng của xã Trung Chính là: Thanh Hà, Ty Thôn, Đông Bằng, Thắng Long, Đông Cao sát nhập lại thành xã Thanh Nê. Đến tháng 8 năm 1947 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các xã nhỏ sáp nhập thành các xã lớn, ba xã Trung Chính, Thanh Nê (Trung Thành) và Nhân Thọ (Trung Ý ngày nay) được sáp nhập thành xã lớn, lấy tên chung là xã Trung Chính. Sau 7 năm sinh hoạt chung trong xã Trung Chính (lớn) đến đầu tháng 9 năm 1954, các xã lớn chia thành các nhỏ, xã Trung Chính lớn được chia thành 3 xã là : Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý, và tồn tại phát triển đến ngày nay. Cũng trong giai đoạn này xã Trung Thành có thêm 2 làng mới là: làng Phú Mỹ, làng Đông Yên (ấp Phú Thành). Cuối năm 1962 đầu năm 1963, xã tiếp nhận hàng chục hộ gia đình từ các xã Hoàng Phú, Hoàng Quý, huyện Hoàng Hóa vào xây dựng kinh tế và lập nghiệp. Hiện nay xã Trung Thành được chia thành 7 thôn: thôn 1 (làng Yên Quả), thôn 2 (làng Yên Quả), thôn 3 (làng Côn Sơn), thôn 4 (làng Lương Mộng), thôn 5 (Phú Mỹ), thôn 6 (làng Yên Dân), thôn 7 (làng Đông Yên). Có thể nói lịch sử xã Trung Thành từ khi được thành lập đến nay là một quá trình đấu tranh và phát triển. Là vùng đất có địa thế quan trọng, nên ngay từ những buổi đầu sơ khai mở đất, phá rừng ngăn sông, đào núi lập làng, bao thế hệ Nhân dân Trung Thành đã không ngừng tranh đấu bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt, với thiên tai giặc giã để tồn tại và phát triển. Trong quá trình ấy, Nhân dân đã phải bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mình. 2. Truyền thống lịch sử, văn hóa Suốt chiều dài lịch sử từ khi hình thành đến nay, Trung Thành đã trải qua biết bao thăng trầm trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những khó khăn, gian khổ đã hun đúc nên những đức tính tốt đẹp, sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú góp phần tạo nên cốt cách của con người Trung Thành. Xã Trung Thành có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều sinh hoạt truyền thống cộng đồng, lễ hội truyền thống được bảo tồn và lữu giữ khá nguyên vẹn trong suốt chiều dài lịch sử. Trung Thành còn được biết đến với những truyền thuyết lịch sử, truyện cổ dân gian, kho tàng ca dao tục ngữ. Tình yêu đất nước, quê hương, yêu lao động, tình yêu nam nữ…được thể hiện qua những điệu hát, lời thơ giản dị của ca dao tục ngữ và những làn điệu ca dao nhẹ nhàng sâu lắng trong những ngày lễ hội của thôn xóm. Ngày nay ai có dịp về trung Thành trong mùa lễ hội, sẽ được đắm mình trong những làn điệu hát chèo thờ đặc sắc. Bên cạnh những đặc trưng riêng trên về văn hóa, Trung Thành còn là nơi hội tụ của những truyền thống tốt đẹp, được Nhân dân đoàn kết chung sức, chung lòng, tạo dựng từ hàng trăm năm nay. Cùng với đó vùng đất Trung Thành là nơi tồn tại nhiều di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc như: Di tích Đền Bà Triệu: Là di tích lịch sử văn hóa, minh chứng cho mảnh đất Trung Thành giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh. Theo sử sách, năm 246, Bà Triệu đã lấy núi Nưa làm căn cứ dấy binh chống quân Đông Ngô xâm lược. Sau khi Bà mất, nhân Trung Thành đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Bà. Theo như di tích và gia phả của một số dòng họ trong xã, từ xưa cả hai làng Đông Yên và làng Yên Dân đều có di tích đền Bà Triệu với kiến trúc và phong cảnh độc đáo. Trải qua nhiều năm tháng, đền Bà Triệu đã bị xuống cấp. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, và sự đóng góp của Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp, khách thập phương, ngôi đền đã được tôn tạo lại. Điều này đã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của nhân nhân ta, đồng thời khơi dậy truyền thống yêu nước của các thế hệ ông cha, giáo dục cho các thế hệ lòng tự hào dân tộc và ý chí quật cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra nơi đây còn có di tích đền Mưng, với kiến trúc độc đáo gắn liền với những lễ hội truyền thống của địa phương. Đền thờ Đức thánh ngũ vị (hay còn gọi là Tham Sung Tá Quốc), tức năm cha con Lê Ngọc. Ông tên thật là Lê Cốc thuộc dòng họ Lê vốn gốc từ đời nhà Tấn Vĩnh Gia (Trung Quốc) sang làm Thái thú quận Cửu Chân dưới thời nhà Tùy. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, nhưng Lê Ngọc không khuất phục đã cùng các con dấy binh chống lại và mất tại Bến Đá của làng Mưng (nay là thôn...). Xưa kia đền Mưng có quy mô nguy nga, to lớn, nằm bên bờ hữu ngạn sông Lãng. Theo thời gian, do chiến tranh đền đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Năm ...đền đã được xây dựng lại và được công nhân là di tích lịch sử cấp tỉnh (năm ...). Một nét độc đáo về truyền thống văn hóa của xã chính là lễ hội đền Mưng. Lễ hội được tổ chức hàng năm, vào hai kỳ trong dịp mùa xuân. Lễ hội kỳ I được diễn ra trong những ngày tết nguyên Đán. Sau phần lễ là phần hội với tục bơi thờ độc đáo trên dòng sông Lãng trước đền Mưng, suốt từ mùng 2 đến mùng 5 Tết. Riêng ngày mồng 2 dành cho bơi thử, tập dượt. Từ mồng 3 Tết thì tổ chức các cuộc bơi giật giải trước đền Mưng và bơi Thượng với hát giao duyên. Những cuộc bơi đó diễn ra vừa sôi nổi thể hiện tinh thần yêu thượng võ của dân tộc, vừa mang đậm sắc thái văn hóa trong trong sinh hoạt múa hát của trai gái. Lễ hội kỳ II diễn ra từ mồng 1 đến mồng 8 tháng 3 Âm lịch. Lễ hội chính kỵ đền Mưng là mồng 5 thàng 3, xong phần hội thì diễn ra suốt cả tám ngày đêm. Hội kỳ này chủ yếu là tổ chức chèo thờ trên sông Lãng và diễn ra các trò hát thờ tại sân đền Mưng gọi là “tục trò hát thờ đền Mưng”. Đây là hình thức diễn xướng trong lễ hội đã trở thành môn nghệ thuật sân khấu độc đáo, có nét riêng ở làng Mưng. Bện cạnh đó, tại làng Yên Quả (nay là thôn ...), từ trước cách mạng tháng 8-1945 vẫn còn tồn tại một ngôi chùa với kiến trúc cổ kính và độc đáo đó là chùa Yên Quả, tuy nhiên đến ngày nay ngôi chùa này đã không còn tồn tại ngoài một số vết tích như giếng đất giữa trung tâm làng. Trước cách mạng tháng Tám chùa còn là căn cứ hoạt động của các chi, tổ Việt Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng trong huyện. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đây là nơi tập kết cách quân phía Nam (Tổng Cao Xá) và lực lượng cách mạng tại địa phương, trước khi tiến lên huyện giành chính quyền. Năm 1947, huyện Nông Cống lấy đây làm nơi đón tiếp cụ Hồ Tùng Mậu (nguyên Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu 4), cụ Thích Chí Độ (Chủ tịch hội phật giáo Việt Nam) cũng thường xuyên về chùa để phát động phong trào mua công trái xây dựng quốc gia. Làng Yên Quả cũng như nhiều làng trong xã đã chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, nhưng chính những điều đó đã làm nên những sự kiện lịch sử không thể nào quên, mãi gắn bó trong tâm trí của người dân nơi đây. Ngoài ra mảnh đất Trung Thành còn là nơi in dấu nhiều sự kiện lịch sử như: nhà văn Nguyễn Tuân từng sống tại gia đình ông Lý Bếch (Yên Quả), hay Trung đoàn 57 do ông Hoàng Minh Thi làm chính ủy cũng về xã đóng quân (năm 1947). Ngày nay dù đi đâu về đâu, Nhân dân xã Trung Thành vẫn luôn tự hào về các truyền thống quý báu mà bao thế hệ cha ông đã đúc ra hàng trăm năm trên mảnh đất quê hương mình Truyền thống cần cù thông minh, sáng tạo: Có lẽ không một nền văn minh, một vùng đất nào trong quá trình hình thành và phát triển lại không gắn liền với một dòng sông. Ngay từ thưở bình mình khai hoang mở đất, những cư dân đầu tiên của Trung Thành đã chọn vị trí đất bằng phẳng và gần dòng sông Nhơm để dựng làng. Điều này mang lại những thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt như đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước sông xuống thấp, sản xuất nông nghiệp thiếu nước trầm trọng, mùa mưa đối diện với lũ lụt ngập úng. Là một vùng quê nông nghiệp, với việc chuyên canh cây lúa, nhưng trước đây đời sống người dân Trung Thành gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên. Nhưng vượt lên trên những khó khăn thử thách, nhân dân Trung Thành bằng sức lao động cần cù và trí thông minh sáng tạo đã từng bước chế ngự thiên tai để phát triển sản xuất. Để ngăn chặn mưa lũ, Nhân dân địa phương đã góp công góp sức, góp của cùng với Nhà nước đắp thành công tuyết đê sông Nhơm - bức tường thành sừng sững bảo vệ mùa màng, tài sản tính mạng của Nhân dân trước mưa lũ. Có thể nói, quá trình trồng lúa nước ở đây là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, những mùa bão giông, những khi nắng cháy, bất kể lúc nào cũng có thể đe dọa miếng ăn của người dân. Nhưng càng trong điều kiện ấy, càng rèn luyện thêm ý chí, nghị lực cho bao thế hệ người dân Trung Thành, vượt qua muôn vàn chông gai thử thách. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, truyền thống đó được Nhân dân xã Trung Thành thể hiện qua tinh thần quật cường chống thiên tai, không ngại nắng mưa, cần cù lao động để sản xuất ra của cải vật chất, sản xuất lương thực phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Trung Thành, truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, được thể hiện trong học tập, vận dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào công cuộc xây dựng quê hương. Đó là giá trị tinh thần to lớn, trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩy Đảng bộ và Nhân dân xã Trung Thành vững bước trên con đường đi tới ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội. Truyền thống hiếu học và sáng tạo: Cùng với truyền thống cần cù, chăm chỉ trong lao động sản xuất, nhân dân Trung Thành rất tự hào về truyền thống hiếu học và sáng tạo của vùng đất xứ Thanh. Đó là một nét đẹp văn hóa gắn liền với quá trình sinh cơ lập nghiệp, tạo cho con người trong xã luôn có “hướng mở” trong cả suy nghĩ và hành động trước đòi hỏi, yêu cầu của sự phát triển. Thời nhà Nguyễn, tổng Cổ Định (trong đó có đất Trung Thành) đã là một vùng đất khoa bảng, nhiều người học rộng đỗ đạt cao, nên nơi đây được xem là cái nôi kiến thức của cả tỉnh. Có người đã làm đến chức Bang tá (quan Bang tá Lương Mộng), danh y Hào Phớt. Sau Cách mạng Tháng Tám, Trung Thành cũng luôn là trung tâm giáo dục của huyện Nông Cống. Năm 1953, trường cấp 2 đầu tiên của huyện cũng được thành lập ở xã. Ngày nay nhân dân Trung Thành ngoài việc học tập để nâng cao dân trí, còn tích cực học cách để xóa đói giảm nghèo, làm giàu, vươn lên trong cuộc sống. Như một dòng chảy không ngừng nghỉ, truyền thống hiếu học, trọng chữ, trọng hiền tài của cha ông được Nhân dân xã hôm nay trân trọng, lưu truyền và không ngừng phát huy. Nhân dân Trung Thành hôm nay hiểu được giá trị, sự cần thiết của tri thức trong thời đại đất nước đổi mới, hội nhập. Thế hệ học sinh xã đang ra sức thi đua rèn luyện để có sức khỏe tốt, học tập tốt. Đã thành nền nếp, trong Nghị quyết của Đảng bộ xã mỗi nhiệm kỳ đều coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục. Khi triển khai nghị quyết, Đảng ủy xã giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức đảng các trường, trong từng thôn. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong việc chăm lo, tạo điều kiện, môi trường giáo dục trong chính gia đình mình. Trong những năm gần đây, hàng năm, trên địa bàn xã có gần 40 người thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Từ năm 2005-2014, xã có 318 sinh viên đại học, cao đẳng, đặc biệt có 3 tiến sĩ, và 1 giáo sư Toán học (Lê Dụng Mưu). Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để góp phần xây dựng quê hương, xứng đáng với sự hy sinh, hy vọng của biết bao thế hệ cha anh đi trước. Truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ những người có công với làng, nước: Cũng như nhiều vùng quê khác, việc xây dựng cuộc sống cộng đồng ở Trung Thành luôn gắn liền với đời sống cộng đồng là đơn vị làng. Làng là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng, chở che giáo dục cho mọi người dân thế hệ Trung Thành. Các làng tuy có những tập tục, quy ước riêng, nhưng đều có đặc điểm chung là việc thờ phụng thành hoàng và các thần linh, những người đã có công với quê hương. Vào tháng 4 (Âm lịch) hàng năm, nhân dân làng Yên Quả lại tổ chức lễ Kỳ Yêu, cúng trời đất, mong cho mọi người được bình yên, mạnh khỏe. Bên cạnh đó, các làng đều có những quy định chung về an ninh trật tự, phong tục, cưới xin, ma chay. Việc con cháu phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà cũng được quy định rất chi tiết. Ngày nay mặc dù bị ảnh hưởng của lối sống “công nghiệp hóa”, nhưng Nhân dân Trung Thành vẫn giữ được những tập tục truyền thống tốt đẹp. Cũng như mọi người dân Việt Nam, người dân xã Trung Thành thờ cúng ông bà, tổ tiên vào những dịp lễ tết hoặc hiếu hỷ.... Những người hay gia đình nào bỏ ông bà tổ tiên không thờ phụng bị coi là mất gốc, bất nhân, bất nghĩa. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của Nhân dân các dân tộc trong xã. “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu” Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của nhân dân các dân tộc xã Trung Thành xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Cũng giống như nhân dân cả nước, hàng năm nhân dân trong xã đều có nhiều ngày lễ tết, nhưng tiêu biểu hơn cả là Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu. Ngoài tục thờ cúng ông bà tổ tiên tại nhà, người dân còn thờ cúng tại các nhà thờ của dòng họ để hướng về cội nguồn, cùng với đó là việc thờ cũng các vị thần theo tín ngưỡng dân gian, các anh hùng dân tộc. Các hình thức tín ngưỡng dân gian này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”truyền thống của dân tộc ta. Ở Trung Thành ngày nay vẫn còn. Nhân dân xã Trung Thành không theo tôn giáo nào nhưng những tư tưởng cơ bản của Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của người dân. Trong đối nhân xử thế hàng ngày, người dân xã Trung Thành vẫn luôn tâm niệm “thương người như thể thương thân”, luôn trọng nghĩa tình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Trong công cuộc xây dựng quê hương, trải qua biết bao biến cố thăng trầm nhưng nhân dân Trung Thành đã luôn đoàn kết, cùng nhau vun đắp các giá trị truyền thống quý báu. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm: Nhân dân Trung Thành luôn nêu cao truyền thống quật cường, đoàn kết, yêu nước, không ngại hy sinh, gian khổ, cùng cả nước đánh bại kẻ thù xâm lược. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Trung Thành đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên, lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Trung Thành nói riêng và nhân dân Nông Cống nói chung đã có nhiều đóng góp quý báu, qua đó đã làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Trong 10 thế kỷ trước, khi đất nước ta giành được quyền độc lập tự chủ, trên vùng đất phía Nam Cửu Chân (thuộc huyện Nông Cống ngày nay), người dân đã góp công sức để cùng cả quận - châu chống lại ách đô hộ, đồng hóa của phương Bắc cùng nhân dân cả nước bảo lưu nền văn hóa dân tộc. Với địa thế sơn thủy bao quanh “lưng tựa núi, ngước mặt nhìn sông”, ở giữa là đồng bằng, Trung Thành ngay từ xưa đã có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự . Năm 246, Bà Triệu đã lấy toàn bộ khu vực phía Tây của xã, với dãy núi Nưa bao bọc là nơi phát động cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô. Ngày nay ai có dịp về thăm xã Trung Thành vẫn được nghe lưu truyền hai câu thơ : Ai về Nông Cống tỉnh Thanh Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng Đến khoảng giữa thế kỷ XV khi Lê Lợi dấy binh chống lại sự đô hộ của nhà Minh, thì đồi Mưng một địa danh của xã cũng là một trong những nơi đóng quân của nghĩa quân. Để rồi những nghĩa binh từ căn cứ đồi Mưng đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung, quét sạch giặc Minh, sau mười năm trường kỳ kháng chiến. Trong cuộc chiến ấy, người Trung Thành đã đóng góp một phần vào chiến công chung của dân tộc Truyền thống yêu nước của người dân Trung Thành lại bừng sáng vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng Hịch cần vương của vua Hàm Nghi, phong trào chống Pháp tại huyện Nông Cống diễn ra mạnh mẽ. Các văn thân hào kiệt của Nông Cống như Tú Phương (tức Nguyễn Phương - xã Trường Sơn), Tôn Thất Hàm (tri huyện Nông Cống) cùng nhiều nhà Nho, thân hào, thân sỹ trong các làng đã tập hợp Nhân dân dưới cờ Cần Vương đứng lên cầm vũ khí cứu nước. Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, các phong trào đấu tranh nổ ra ở khắp nơi. Hưởng ứng Hịch cần vương của vua Hàm Nghi, tại tổng Cổ Định cụ cử nhân Lê Ngọc Toàn đã đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng tham gia nghĩa quân, lấy căn cứ núi Nưa (trong đó có địa phận xã Trung Thành ngày nay) làm căn cứ chống Pháp. Vì thế có thể coi quá trình hình thành và phát triển của Trung Thành gắn liền với núi Nưa, đây không chỉ là thành lũy tự nhiên bảo vệ Trung Thành mà còn là thắng địa của địa phương, cụ Lê Ngọc Toàn cũng có một bài thơ ca ngợi núi Nưa và nói lên nỗi lòng của mình: Đất sông Lãng, tây Na Sơn Nghĩa quân xây lũy đắp đồn tuần tra Căn cứ động thẳm Khe Ba Tiền tiêu dựng đá từ xa tới gần Ngựa gươm võ tướng chuyển thân Lược thao nhờ cậy khách thần văn chương Dấy lên sự nghiệp Cần Vương Giết Tây nêu chí cương cường không phai Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân Trung Thành được nâng lên gấp bội, điều đó được chứng minh trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Dưới thời Pháp thuộc, do địa hình chiến lược quan trọng của xã, nên nơi đây thực dân Pháp đã cho xây dựng nhiều đồn bốt nhằm ngăn cản mủi tiến công của quân ta. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một đơn vị Pháo cao xạ 12li 7 (đóng đồi Mưng) và 1 đơn vị tên lửa D81 - E238 (đóng làng Yên Quả) đã bắn rơi một máy bay không người lái (năm 1969). Đồng thời trong những năm 1965 về trước xã còn là nơi di dời và đóng trụ sở của nhiều ban ngành trong huyện Nông Cống. Nhân dân Trung Thành đã góp phần tạo thành sức mạnh lật đổ ách đô hộ, thống trị của thực dân phong kiến, đánh đuổi kẻ thù khỏi bờ cõi mang lại độc lập, tự do cho đất nước. Trong 2 cuộc kháng chiến ác liệt ấy, hàng trăm thanh niên lên đường đi đánh giặc, hàng nghìn tấn lương thực - thực phẩm được người dân tích cóp đưa ra chiến trường, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước trong 2 cuộc kháng chiến. Đem lại độc lập, tự do cho quê hương, cho đất nước. Nhân dân xã Trung Thành rất tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập, tự do của dân tộc. Những truyền thống đó là di sản quý báu in đậm trong tiềm thức của người dân xã Trung Thành. Nó là cơ sở quan trọng để xã Trung Thành vươn lên trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập và xây dựng quê hương trong thời thời kỳ Đổi mới.
Đăng lúc: 04/11/2020 09:33:38 (GMT+7)
Lịch sử là những dòng chảy bất tận của thời gian, đôi khi người ta không biết được sự bắt đầu và kết thúc của vùng đất mà nó chảy qua.Mảnh đất Trung Thành có cư dân đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp từ khi nào, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính thức, tuy nhiên căn cứ vào các truyền thuyết, các câu chuyện kể dân gian, cùng với tìm hiểu phả hệ của các dòng họ, và một số sách từ thời phong kiến thì có thể ước định được rằng việc hình thành đơn vị dân cư mang tính pháp lý, được Nhà nước phong kiến công nhận đã cách đây hàng ngàn năm. Trải qua quá trình lâu dài hình thành và phát triển vùng đất Trung Thành nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Theo gia phả của một số dòng họ ghi lại thì vào năm 1485 sau khi cuộc kháng chiến của Nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, nhất là sau khi dẹp loạn xong Nghi Dân, vua Lê Thánh Tông đã ban vùng đất Nông Cống trong đó có Trung Thành là đất lộc điền cho nhiều công thần khai quốc. Vì thế đất Trung Thành cũng được chăm lo phát triển, thái ấp được mở mang. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành cộng đồng dân cư dần được phát triển mạnh. Đến đầu thế kỷ XIX, cộng đồng dân cư ở Trung Thành đã trở nên đông đúc, người các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An đã về đây làm ăn, buôn bán, khai hoang lập làng làm nên một vùng quê trù phú. Theo sách “Các tổng trấn danh bị lãm”[1] đầu thế kỷ XIX được lưu ở Viện Hán - Nôm thì thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc. Các làng của xã Trung Thành ngày nay thuộc tổng Cổ Định. Đến thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, xã Trung Thành có tên là Tử Nê, thuộc tổng Cổ Định. Theo sách Đồng Khánh địa chí dư, đến cuối thế kỷ XIX, huyện Nông Cống có 10 tổng, 221 xã, thôn, tộc, sở trang giáp, ấp. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, các làng của xã Tử Nê thuộc hai tổng khác nhau: làng Cáo, làng Mưng, làng Múng thuộc tổng Cổ Định, làng Yên Thượng thuộc tổng Cổ Yên. Sau này các làng đều đổi tên mới làng Cáo thành làng Yên Quả, làng Mưng thành làng Côn Sơn, làng Múng thành làng Lương Mộng, làng Yên Thượng thành làng Yên Dân. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 các làng của xã Tử Nê (Trung Thành ngày nay) cùng một số làng của xã Trung Chính là: Thanh Hà, Ty Thôn, Đông Bằng, Thắng Long, Đông Cao sát nhập lại thành xã Thanh Nê. Đến tháng 8 năm 1947 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các xã nhỏ sáp nhập thành các xã lớn, ba xã Trung Chính, Thanh Nê (Trung Thành) và Nhân Thọ (Trung Ý ngày nay) được sáp nhập thành xã lớn, lấy tên chung là xã Trung Chính. Sau 7 năm sinh hoạt chung trong xã Trung Chính (lớn) đến đầu tháng 9 năm 1954, các xã lớn chia thành các nhỏ, xã Trung Chính lớn được chia thành 3 xã là : Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý, và tồn tại phát triển đến ngày nay. Cũng trong giai đoạn này xã Trung Thành có thêm 2 làng mới là: làng Phú Mỹ, làng Đông Yên (ấp Phú Thành). Cuối năm 1962 đầu năm 1963, xã tiếp nhận hàng chục hộ gia đình từ các xã Hoàng Phú, Hoàng Quý, huyện Hoàng Hóa vào xây dựng kinh tế và lập nghiệp. Hiện nay xã Trung Thành được chia thành 7 thôn: thôn 1 (làng Yên Quả), thôn 2 (làng Yên Quả), thôn 3 (làng Côn Sơn), thôn 4 (làng Lương Mộng), thôn 5 (Phú Mỹ), thôn 6 (làng Yên Dân), thôn 7 (làng Đông Yên). Có thể nói lịch sử xã Trung Thành từ khi được thành lập đến nay là một quá trình đấu tranh và phát triển. Là vùng đất có địa thế quan trọng, nên ngay từ những buổi đầu sơ khai mở đất, phá rừng ngăn sông, đào núi lập làng, bao thế hệ Nhân dân Trung Thành đã không ngừng tranh đấu bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt, với thiên tai giặc giã để tồn tại và phát triển. Trong quá trình ấy, Nhân dân đã phải bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mình. 2. Truyền thống lịch sử, văn hóa Suốt chiều dài lịch sử từ khi hình thành đến nay, Trung Thành đã trải qua biết bao thăng trầm trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những khó khăn, gian khổ đã hun đúc nên những đức tính tốt đẹp, sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú góp phần tạo nên cốt cách của con người Trung Thành. Xã Trung Thành có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều sinh hoạt truyền thống cộng đồng, lễ hội truyền thống được bảo tồn và lữu giữ khá nguyên vẹn trong suốt chiều dài lịch sử. Trung Thành còn được biết đến với những truyền thuyết lịch sử, truyện cổ dân gian, kho tàng ca dao tục ngữ. Tình yêu đất nước, quê hương, yêu lao động, tình yêu nam nữ…được thể hiện qua những điệu hát, lời thơ giản dị của ca dao tục ngữ và những làn điệu ca dao nhẹ nhàng sâu lắng trong những ngày lễ hội của thôn xóm. Ngày nay ai có dịp về trung Thành trong mùa lễ hội, sẽ được đắm mình trong những làn điệu hát chèo thờ đặc sắc. Bên cạnh những đặc trưng riêng trên về văn hóa, Trung Thành còn là nơi hội tụ của những truyền thống tốt đẹp, được Nhân dân đoàn kết chung sức, chung lòng, tạo dựng từ hàng trăm năm nay. Cùng với đó vùng đất Trung Thành là nơi tồn tại nhiều di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc như: Di tích Đền Bà Triệu: Là di tích lịch sử văn hóa, minh chứng cho mảnh đất Trung Thành giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh. Theo sử sách, năm 246, Bà Triệu đã lấy núi Nưa làm căn cứ dấy binh chống quân Đông Ngô xâm lược. Sau khi Bà mất, nhân Trung Thành đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Bà. Theo như di tích và gia phả của một số dòng họ trong xã, từ xưa cả hai làng Đông Yên và làng Yên Dân đều có di tích đền Bà Triệu với kiến trúc và phong cảnh độc đáo. Trải qua nhiều năm tháng, đền Bà Triệu đã bị xuống cấp. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, và sự đóng góp của Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp, khách thập phương, ngôi đền đã được tôn tạo lại. Điều này đã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của nhân nhân ta, đồng thời khơi dậy truyền thống yêu nước của các thế hệ ông cha, giáo dục cho các thế hệ lòng tự hào dân tộc và ý chí quật cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra nơi đây còn có di tích đền Mưng, với kiến trúc độc đáo gắn liền với những lễ hội truyền thống của địa phương. Đền thờ Đức thánh ngũ vị (hay còn gọi là Tham Sung Tá Quốc), tức năm cha con Lê Ngọc. Ông tên thật là Lê Cốc thuộc dòng họ Lê vốn gốc từ đời nhà Tấn Vĩnh Gia (Trung Quốc) sang làm Thái thú quận Cửu Chân dưới thời nhà Tùy. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, nhưng Lê Ngọc không khuất phục đã cùng các con dấy binh chống lại và mất tại Bến Đá của làng Mưng (nay là thôn...). Xưa kia đền Mưng có quy mô nguy nga, to lớn, nằm bên bờ hữu ngạn sông Lãng. Theo thời gian, do chiến tranh đền đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Năm ...đền đã được xây dựng lại và được công nhân là di tích lịch sử cấp tỉnh (năm ...). Một nét độc đáo về truyền thống văn hóa của xã chính là lễ hội đền Mưng. Lễ hội được tổ chức hàng năm, vào hai kỳ trong dịp mùa xuân. Lễ hội kỳ I được diễn ra trong những ngày tết nguyên Đán. Sau phần lễ là phần hội với tục bơi thờ độc đáo trên dòng sông Lãng trước đền Mưng, suốt từ mùng 2 đến mùng 5 Tết. Riêng ngày mồng 2 dành cho bơi thử, tập dượt. Từ mồng 3 Tết thì tổ chức các cuộc bơi giật giải trước đền Mưng và bơi Thượng với hát giao duyên. Những cuộc bơi đó diễn ra vừa sôi nổi thể hiện tinh thần yêu thượng võ của dân tộc, vừa mang đậm sắc thái văn hóa trong trong sinh hoạt múa hát của trai gái. Lễ hội kỳ II diễn ra từ mồng 1 đến mồng 8 tháng 3 Âm lịch. Lễ hội chính kỵ đền Mưng là mồng 5 thàng 3, xong phần hội thì diễn ra suốt cả tám ngày đêm. Hội kỳ này chủ yếu là tổ chức chèo thờ trên sông Lãng và diễn ra các trò hát thờ tại sân đền Mưng gọi là “tục trò hát thờ đền Mưng”. Đây là hình thức diễn xướng trong lễ hội đã trở thành môn nghệ thuật sân khấu độc đáo, có nét riêng ở làng Mưng. Bện cạnh đó, tại làng Yên Quả (nay là thôn ...), từ trước cách mạng tháng 8-1945 vẫn còn tồn tại một ngôi chùa với kiến trúc cổ kính và độc đáo đó là chùa Yên Quả, tuy nhiên đến ngày nay ngôi chùa này đã không còn tồn tại ngoài một số vết tích như giếng đất giữa trung tâm làng. Trước cách mạng tháng Tám chùa còn là căn cứ hoạt động của các chi, tổ Việt Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng trong huyện. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đây là nơi tập kết cách quân phía Nam (Tổng Cao Xá) và lực lượng cách mạng tại địa phương, trước khi tiến lên huyện giành chính quyền. Năm 1947, huyện Nông Cống lấy đây làm nơi đón tiếp cụ Hồ Tùng Mậu (nguyên Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu 4), cụ Thích Chí Độ (Chủ tịch hội phật giáo Việt Nam) cũng thường xuyên về chùa để phát động phong trào mua công trái xây dựng quốc gia. Làng Yên Quả cũng như nhiều làng trong xã đã chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, nhưng chính những điều đó đã làm nên những sự kiện lịch sử không thể nào quên, mãi gắn bó trong tâm trí của người dân nơi đây. Ngoài ra mảnh đất Trung Thành còn là nơi in dấu nhiều sự kiện lịch sử như: nhà văn Nguyễn Tuân từng sống tại gia đình ông Lý Bếch (Yên Quả), hay Trung đoàn 57 do ông Hoàng Minh Thi làm chính ủy cũng về xã đóng quân (năm 1947). Ngày nay dù đi đâu về đâu, Nhân dân xã Trung Thành vẫn luôn tự hào về các truyền thống quý báu mà bao thế hệ cha ông đã đúc ra hàng trăm năm trên mảnh đất quê hương mình Truyền thống cần cù thông minh, sáng tạo: Có lẽ không một nền văn minh, một vùng đất nào trong quá trình hình thành và phát triển lại không gắn liền với một dòng sông. Ngay từ thưở bình mình khai hoang mở đất, những cư dân đầu tiên của Trung Thành đã chọn vị trí đất bằng phẳng và gần dòng sông Nhơm để dựng làng. Điều này mang lại những thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt như đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước sông xuống thấp, sản xuất nông nghiệp thiếu nước trầm trọng, mùa mưa đối diện với lũ lụt ngập úng. Là một vùng quê nông nghiệp, với việc chuyên canh cây lúa, nhưng trước đây đời sống người dân Trung Thành gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên. Nhưng vượt lên trên những khó khăn thử thách, nhân dân Trung Thành bằng sức lao động cần cù và trí thông minh sáng tạo đã từng bước chế ngự thiên tai để phát triển sản xuất. Để ngăn chặn mưa lũ, Nhân dân địa phương đã góp công góp sức, góp của cùng với Nhà nước đắp thành công tuyết đê sông Nhơm - bức tường thành sừng sững bảo vệ mùa màng, tài sản tính mạng của Nhân dân trước mưa lũ. Có thể nói, quá trình trồng lúa nước ở đây là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, những mùa bão giông, những khi nắng cháy, bất kể lúc nào cũng có thể đe dọa miếng ăn của người dân. Nhưng càng trong điều kiện ấy, càng rèn luyện thêm ý chí, nghị lực cho bao thế hệ người dân Trung Thành, vượt qua muôn vàn chông gai thử thách. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, truyền thống đó được Nhân dân xã Trung Thành thể hiện qua tinh thần quật cường chống thiên tai, không ngại nắng mưa, cần cù lao động để sản xuất ra của cải vật chất, sản xuất lương thực phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Trung Thành, truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, được thể hiện trong học tập, vận dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào công cuộc xây dựng quê hương. Đó là giá trị tinh thần to lớn, trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩy Đảng bộ và Nhân dân xã Trung Thành vững bước trên con đường đi tới ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội. Truyền thống hiếu học và sáng tạo: Cùng với truyền thống cần cù, chăm chỉ trong lao động sản xuất, nhân dân Trung Thành rất tự hào về truyền thống hiếu học và sáng tạo của vùng đất xứ Thanh. Đó là một nét đẹp văn hóa gắn liền với quá trình sinh cơ lập nghiệp, tạo cho con người trong xã luôn có “hướng mở” trong cả suy nghĩ và hành động trước đòi hỏi, yêu cầu của sự phát triển. Thời nhà Nguyễn, tổng Cổ Định (trong đó có đất Trung Thành) đã là một vùng đất khoa bảng, nhiều người học rộng đỗ đạt cao, nên nơi đây được xem là cái nôi kiến thức của cả tỉnh. Có người đã làm đến chức Bang tá (quan Bang tá Lương Mộng), danh y Hào Phớt. Sau Cách mạng Tháng Tám, Trung Thành cũng luôn là trung tâm giáo dục của huyện Nông Cống. Năm 1953, trường cấp 2 đầu tiên của huyện cũng được thành lập ở xã. Ngày nay nhân dân Trung Thành ngoài việc học tập để nâng cao dân trí, còn tích cực học cách để xóa đói giảm nghèo, làm giàu, vươn lên trong cuộc sống. Như một dòng chảy không ngừng nghỉ, truyền thống hiếu học, trọng chữ, trọng hiền tài của cha ông được Nhân dân xã hôm nay trân trọng, lưu truyền và không ngừng phát huy. Nhân dân Trung Thành hôm nay hiểu được giá trị, sự cần thiết của tri thức trong thời đại đất nước đổi mới, hội nhập. Thế hệ học sinh xã đang ra sức thi đua rèn luyện để có sức khỏe tốt, học tập tốt. Đã thành nền nếp, trong Nghị quyết của Đảng bộ xã mỗi nhiệm kỳ đều coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục. Khi triển khai nghị quyết, Đảng ủy xã giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức đảng các trường, trong từng thôn. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong việc chăm lo, tạo điều kiện, môi trường giáo dục trong chính gia đình mình. Trong những năm gần đây, hàng năm, trên địa bàn xã có gần 40 người thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Từ năm 2005-2014, xã có 318 sinh viên đại học, cao đẳng, đặc biệt có 3 tiến sĩ, và 1 giáo sư Toán học (Lê Dụng Mưu). Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để góp phần xây dựng quê hương, xứng đáng với sự hy sinh, hy vọng của biết bao thế hệ cha anh đi trước. Truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ những người có công với làng, nước: Cũng như nhiều vùng quê khác, việc xây dựng cuộc sống cộng đồng ở Trung Thành luôn gắn liền với đời sống cộng đồng là đơn vị làng. Làng là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng, chở che giáo dục cho mọi người dân thế hệ Trung Thành. Các làng tuy có những tập tục, quy ước riêng, nhưng đều có đặc điểm chung là việc thờ phụng thành hoàng và các thần linh, những người đã có công với quê hương. Vào tháng 4 (Âm lịch) hàng năm, nhân dân làng Yên Quả lại tổ chức lễ Kỳ Yêu, cúng trời đất, mong cho mọi người được bình yên, mạnh khỏe. Bên cạnh đó, các làng đều có những quy định chung về an ninh trật tự, phong tục, cưới xin, ma chay. Việc con cháu phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà cũng được quy định rất chi tiết. Ngày nay mặc dù bị ảnh hưởng của lối sống “công nghiệp hóa”, nhưng Nhân dân Trung Thành vẫn giữ được những tập tục truyền thống tốt đẹp. Cũng như mọi người dân Việt Nam, người dân xã Trung Thành thờ cúng ông bà, tổ tiên vào những dịp lễ tết hoặc hiếu hỷ.... Những người hay gia đình nào bỏ ông bà tổ tiên không thờ phụng bị coi là mất gốc, bất nhân, bất nghĩa. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của Nhân dân các dân tộc trong xã. “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu” Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của nhân dân các dân tộc xã Trung Thành xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Cũng giống như nhân dân cả nước, hàng năm nhân dân trong xã đều có nhiều ngày lễ tết, nhưng tiêu biểu hơn cả là Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu. Ngoài tục thờ cúng ông bà tổ tiên tại nhà, người dân còn thờ cúng tại các nhà thờ của dòng họ để hướng về cội nguồn, cùng với đó là việc thờ cũng các vị thần theo tín ngưỡng dân gian, các anh hùng dân tộc. Các hình thức tín ngưỡng dân gian này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”truyền thống của dân tộc ta. Ở Trung Thành ngày nay vẫn còn. Nhân dân xã Trung Thành không theo tôn giáo nào nhưng những tư tưởng cơ bản của Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của người dân. Trong đối nhân xử thế hàng ngày, người dân xã Trung Thành vẫn luôn tâm niệm “thương người như thể thương thân”, luôn trọng nghĩa tình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Trong công cuộc xây dựng quê hương, trải qua biết bao biến cố thăng trầm nhưng nhân dân Trung Thành đã luôn đoàn kết, cùng nhau vun đắp các giá trị truyền thống quý báu. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm: Nhân dân Trung Thành luôn nêu cao truyền thống quật cường, đoàn kết, yêu nước, không ngại hy sinh, gian khổ, cùng cả nước đánh bại kẻ thù xâm lược. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Trung Thành đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên, lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Trung Thành nói riêng và nhân dân Nông Cống nói chung đã có nhiều đóng góp quý báu, qua đó đã làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Trong 10 thế kỷ trước, khi đất nước ta giành được quyền độc lập tự chủ, trên vùng đất phía Nam Cửu Chân (thuộc huyện Nông Cống ngày nay), người dân đã góp công sức để cùng cả quận - châu chống lại ách đô hộ, đồng hóa của phương Bắc cùng nhân dân cả nước bảo lưu nền văn hóa dân tộc. Với địa thế sơn thủy bao quanh “lưng tựa núi, ngước mặt nhìn sông”, ở giữa là đồng bằng, Trung Thành ngay từ xưa đã có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự . Năm 246, Bà Triệu đã lấy toàn bộ khu vực phía Tây của xã, với dãy núi Nưa bao bọc là nơi phát động cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô. Ngày nay ai có dịp về thăm xã Trung Thành vẫn được nghe lưu truyền hai câu thơ : Ai về Nông Cống tỉnh Thanh Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng Đến khoảng giữa thế kỷ XV khi Lê Lợi dấy binh chống lại sự đô hộ của nhà Minh, thì đồi Mưng một địa danh của xã cũng là một trong những nơi đóng quân của nghĩa quân. Để rồi những nghĩa binh từ căn cứ đồi Mưng đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung, quét sạch giặc Minh, sau mười năm trường kỳ kháng chiến. Trong cuộc chiến ấy, người Trung Thành đã đóng góp một phần vào chiến công chung của dân tộc Truyền thống yêu nước của người dân Trung Thành lại bừng sáng vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng Hịch cần vương của vua Hàm Nghi, phong trào chống Pháp tại huyện Nông Cống diễn ra mạnh mẽ. Các văn thân hào kiệt của Nông Cống như Tú Phương (tức Nguyễn Phương - xã Trường Sơn), Tôn Thất Hàm (tri huyện Nông Cống) cùng nhiều nhà Nho, thân hào, thân sỹ trong các làng đã tập hợp Nhân dân dưới cờ Cần Vương đứng lên cầm vũ khí cứu nước. Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, các phong trào đấu tranh nổ ra ở khắp nơi. Hưởng ứng Hịch cần vương của vua Hàm Nghi, tại tổng Cổ Định cụ cử nhân Lê Ngọc Toàn đã đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng tham gia nghĩa quân, lấy căn cứ núi Nưa (trong đó có địa phận xã Trung Thành ngày nay) làm căn cứ chống Pháp. Vì thế có thể coi quá trình hình thành và phát triển của Trung Thành gắn liền với núi Nưa, đây không chỉ là thành lũy tự nhiên bảo vệ Trung Thành mà còn là thắng địa của địa phương, cụ Lê Ngọc Toàn cũng có một bài thơ ca ngợi núi Nưa và nói lên nỗi lòng của mình: Đất sông Lãng, tây Na Sơn Nghĩa quân xây lũy đắp đồn tuần tra Căn cứ động thẳm Khe Ba Tiền tiêu dựng đá từ xa tới gần Ngựa gươm võ tướng chuyển thân Lược thao nhờ cậy khách thần văn chương Dấy lên sự nghiệp Cần Vương Giết Tây nêu chí cương cường không phai Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân Trung Thành được nâng lên gấp bội, điều đó được chứng minh trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Dưới thời Pháp thuộc, do địa hình chiến lược quan trọng của xã, nên nơi đây thực dân Pháp đã cho xây dựng nhiều đồn bốt nhằm ngăn cản mủi tiến công của quân ta. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một đơn vị Pháo cao xạ 12li 7 (đóng đồi Mưng) và 1 đơn vị tên lửa D81 - E238 (đóng làng Yên Quả) đã bắn rơi một máy bay không người lái (năm 1969). Đồng thời trong những năm 1965 về trước xã còn là nơi di dời và đóng trụ sở của nhiều ban ngành trong huyện Nông Cống. Nhân dân Trung Thành đã góp phần tạo thành sức mạnh lật đổ ách đô hộ, thống trị của thực dân phong kiến, đánh đuổi kẻ thù khỏi bờ cõi mang lại độc lập, tự do cho đất nước. Trong 2 cuộc kháng chiến ác liệt ấy, hàng trăm thanh niên lên đường đi đánh giặc, hàng nghìn tấn lương thực - thực phẩm được người dân tích cóp đưa ra chiến trường, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước trong 2 cuộc kháng chiến. Đem lại độc lập, tự do cho quê hương, cho đất nước. Nhân dân xã Trung Thành rất tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập, tự do của dân tộc. Những truyền thống đó là di sản quý báu in đậm trong tiềm thức của người dân xã Trung Thành. Nó là cơ sở quan trọng để xã Trung Thành vươn lên trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập và xây dựng quê hương trong thời thời kỳ Đổi mới.
Dự báo thời tiết Thanh Hóa
|