Truy cập

Hôm nay:
98
Hôm qua:
63
Tuần này:
1989
Tháng này:
7315
Tất cả:
301955

Ý kiến thăm dò

KHAI MẠC LỄ HỘI ĐỀN BÀ TRIỆU NĂM 2024

Ngày 03/04/2024 09:09:57

Sáng ngày 31-3-2024, tức ngày 22-2 năm Giáp Thìn, tại Khu di tích lịch sử Đền Bà Triệu ở thôn Yên Dân, xã Trung Thành tổ chức lễ hội Đền Bà Triệu năm 2024. Tới dự có đồng chí Đặng Minh Thư, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện; lãnh đạo địa phương, cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.

e8d234fda0d80f8656c9.jpg
Các ngõ xóm thôn Yên Dân rước cỗ lên Đền Bà Triệu.
Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ, năm 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên, hay còn gọi là Yên Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người.
44b815cc8ae925b77cf8.jpg

Một tiết mục văn nghệ trong chương trình lễ hội.

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta hồi bấy giờ vô cùng tàn bạo. Triệu Thị Trinh và anh trai là Triệu Quốc Đạt vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô. Với chí lớn ấy, từ năm 19 tuổi bà đã cùng anh tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa.

a7df2568b74d1813415c.jpg

Đồng chí Lê Văn Xuân, PCT UBND xã Trung Thành phát biểu khai mạc lễ hội.

Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn ngày nay) để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Cuộc khởi nghĩa của bà và Triệu Quốc Đạt bùng nổ vào nǎm 248 và được nhân dân trong quận Cửu Chân hưởng ứng và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ.

bdc6718ae9af46f11fbe.jpg

Màn trống khai hội Đền Bà Triệu năm 2024.

Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Triệu Thị Trinh lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa chiến đấu chống quân Ngô. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nghĩa quân của bà đánh thắng quân Ngô nhiều trận.

Sau một cuộc bao vây ráo riết của quân giặc, Bà Triệu phải rút về núi Tùng Sơn. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn, đó là vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.

0f16c18a5baff4f1adbe.jpg

Bí thư chi bộ thôn Yên Dân tóm tắt tiểu sử Bà Triệu.

Để tưởng nhớ công ơn của Bà người dân núi Nưa, nay thuộc thôn Yên Dân, xã Trung Thành đã lập Đền thờ Bà ngay tại chân núi, là nơi Bà dấy binh khởi nghĩa.

Đền thờ Bà Triệu ở thôn Yên Dân đặt gần như nằm ở sườn núi Nưa. Do thăng trầm của lịch sử, ngôi Đền đã bị phá. Gần đây một du khách của tỉnh Nghệ An đã công đức cho Đền một ngôi nhà bằng gỗ làm nơi thờ tự gồm 3 gian, 2 chái, 1 hậu cung, 4 bên để trống. Cùng với đó nhân dân xa gần cũng cung tiến nhiều hiện vật cho đền thờ như: tượng 2 con voi, bát hương, đồ thờ... Năm 1994 Đền thờ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

09678b281a0db553ec1c.jpg

Đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội.

Hàng năm vào ngày 22 tháng 2 âm lịch nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà với đất nước. Đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cha ông để lại, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

aa0323db31ff9ea1c7ee.jpg

Tế lễ Đền Bà Triệu năm 2024.

Nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội Đền Bà Triệu, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành từ huyện đến cơ sở đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của Đền Bà Triệu như: Lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa; khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian; từng bước tái hiện và phục hồi đầy đủ các hoạt động của lễ hội Đền Bà Triệu; phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quy hoạch, mở rộng diện tích, khoanh vùng bảo vệ, xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích và từng bước phục dựng lễ hội trong thời gian tới.

KHAI MẠC LỄ HỘI ĐỀN BÀ TRIỆU NĂM 2024

Đăng lúc: 03/04/2024 09:09:57 (GMT+7)

Sáng ngày 31-3-2024, tức ngày 22-2 năm Giáp Thìn, tại Khu di tích lịch sử Đền Bà Triệu ở thôn Yên Dân, xã Trung Thành tổ chức lễ hội Đền Bà Triệu năm 2024. Tới dự có đồng chí Đặng Minh Thư, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện; lãnh đạo địa phương, cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.

e8d234fda0d80f8656c9.jpg
Các ngõ xóm thôn Yên Dân rước cỗ lên Đền Bà Triệu.
Triệu Thị Trinh sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ, năm 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên, hay còn gọi là Yên Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình hào trưởng. Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người.
44b815cc8ae925b77cf8.jpg

Một tiết mục văn nghệ trong chương trình lễ hội.

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột của nhà Ngô trên nước ta hồi bấy giờ vô cùng tàn bạo. Triệu Thị Trinh và anh trai là Triệu Quốc Đạt vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô. Với chí lớn ấy, từ năm 19 tuổi bà đã cùng anh tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, ngày đêm mài gươm, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị khởi nghĩa.

a7df2568b74d1813415c.jpg

Đồng chí Lê Văn Xuân, PCT UBND xã Trung Thành phát biểu khai mạc lễ hội.

Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng nghĩa quân đã vượt sông Chu đến rừng núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn ngày nay) để lập căn cứ, tập hợp lực lượng, chuẩn bị lương thảo, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động xuống miền đồng bằng. Cuộc khởi nghĩa của bà và Triệu Quốc Đạt bùng nổ vào nǎm 248 và được nhân dân trong quận Cửu Chân hưởng ứng và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ.

bdc6718ae9af46f11fbe.jpg

Màn trống khai hội Đền Bà Triệu năm 2024.

Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Triệu Thị Trinh lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa chiến đấu chống quân Ngô. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nghĩa quân của bà đánh thắng quân Ngô nhiều trận.

Sau một cuộc bao vây ráo riết của quân giặc, Bà Triệu phải rút về núi Tùng Sơn. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn, đó là vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.

0f16c18a5baff4f1adbe.jpg

Bí thư chi bộ thôn Yên Dân tóm tắt tiểu sử Bà Triệu.

Để tưởng nhớ công ơn của Bà người dân núi Nưa, nay thuộc thôn Yên Dân, xã Trung Thành đã lập Đền thờ Bà ngay tại chân núi, là nơi Bà dấy binh khởi nghĩa.

Đền thờ Bà Triệu ở thôn Yên Dân đặt gần như nằm ở sườn núi Nưa. Do thăng trầm của lịch sử, ngôi Đền đã bị phá. Gần đây một du khách của tỉnh Nghệ An đã công đức cho Đền một ngôi nhà bằng gỗ làm nơi thờ tự gồm 3 gian, 2 chái, 1 hậu cung, 4 bên để trống. Cùng với đó nhân dân xa gần cũng cung tiến nhiều hiện vật cho đền thờ như: tượng 2 con voi, bát hương, đồ thờ... Năm 1994 Đền thờ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

09678b281a0db553ec1c.jpg

Đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội.

Hàng năm vào ngày 22 tháng 2 âm lịch nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà với đất nước. Đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cha ông để lại, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

aa0323db31ff9ea1c7ee.jpg

Tế lễ Đền Bà Triệu năm 2024.

Nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội Đền Bà Triệu, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành từ huyện đến cơ sở đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của Đền Bà Triệu như: Lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa; khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian; từng bước tái hiện và phục hồi đầy đủ các hoạt động của lễ hội Đền Bà Triệu; phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quy hoạch, mở rộng diện tích, khoanh vùng bảo vệ, xây dựng kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích và từng bước phục dựng lễ hội trong thời gian tới.

Người tốt, việc tốt

Dự báo thời tiết Thanh Hóa